'Thiên đường' món ngon thu hút người dân TP.HCM trong Lễ hội Tết Việt
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023
Sau khi đoạn clip ghi lại khoảnh khắc cô gái mắc kẹt dưới cửa cuốn khi đang dắt xe máy ra khỏi nhà lan truyền trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng sự bất cẩn của cô gái đã khiến chính cô rơi vào tình huống nguy hiểm. Vậy vì sao điều khiển lúc này lại mất tác dụng?Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Trần Minh Thông (51 tuổi, là chủ một xưởng sắt ở quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết cửa cuốn thường có 2 loại, 1 loại đẩy tay và 1 loại chạy bằng motor. Trong clip cô gái bị kẹt dễ nhận thấy đây là loại cửa tự động, nâng hạ bằng remote (điều khiển)."Theo đoạn clip thì cửa cuốn này không có cảm ứng, có thể là do remote bị hư, hoặc cũng có thể là hết pin, làm chậm nhận sóng" - ông Thông cho biết.Trong video, cô gái đã rất bất lực khi cánh cửa vẫn cứ hạ xuống sát đất, cho đến khi cô luồng xuống bàn để chân của xe máy thì mới chật vật thoát khỏi cánh cửa. Nguyên nhân là vì trước đó vài giây, cô gái lùi xe ra trong lúc cửa đang hạ xuống. Đây cũng là thói quen chủ quan của nhiều người, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo rời đi trong lúc cửa đã sập xuống hết. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong video này là một lời cảnh tỉnh với ai có thói quen đó.Vào tháng 4.2023, Báo Thanh Niên đã đưa tin về một vụ tai nạn thương tâm cũng liên quan đến cửa cuốn ở tỉnh Quảng Ninh khiến 1 bé trai 11 tuổi tử vong.Qua điều tra, vụ việc xảy ra vào sáng 2.4.2023, bé trai bị cửa cuốn của gia đình đè lên người. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình và hàng xóm đã đưa cháu bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.Cảnh báo về những trường hợp nguy hiểm như vừa nêu, ông Trần Minh Thông cho biết phải thường xuyên kiểm tra và thay pin cho remote cảm ứng cửa cuốn để tránh những sự cố, thậm chí là phải thật cẩn trọng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc."Nên thay pin cho remote từ 4 đến 6 tháng một lần. Nếu như có gắn hệ thống cảm ứng rồi thì cũng phải đề phòng lúc sét đánh hoặc chuột cắn dây điện, sẽ làm hệ thống hư" - Ông Thông nói.Ông cũng khuyên không nên "tiết kiệm thời gian" như cô gái trong video, phải thoát ra khỏi cửa rồi mới bấm điều khiển. Tốt nhất là nên để cửa ở vị trí cao nhất lúc đi ngang qua cửa.
Yếu tố nào giúp tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật có thu nhập cao?
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?
Đến dự Lễ khởi động Tháng Thanh niên có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Tỉnh uỷ Long An; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…Phát biểu tại lễ khởi động Tháng Thanh niên, anh Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, cho biết: "Mỗi năm, Tháng Thanh niên lại mang một diện mạo mới, được tổ chức với nhiều nội dung, phương thức mới, ngày càng thiết thực, hiệu quả, qua đó, tạo dựng được hình ảnh đẹp về thế hệ thanh niên thời kỳ mới với tinh thần khát vọng, tiên phong, đoàn kết, bản lĩnh, sáng tạo, sẵn sàng dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ, đảm nhận những việc mới, việc khó, cống hiến cho quê hương, đất nước", anh Bùi Quang Huy khẳng định.Trong Tháng Thanh niên 2025 sẽ có 3 ngày hoạt động cao điểm được đồng loạt triển khai tại các cơ sở Đoàn trên cả nước gồm: Ngày cao điểm "Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh", Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh", Ngày Đoàn viên. Nội dung trọng tâm trong Tháng Thanh niên năm 2025 đó là việc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" theo chỉ đạo của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cũng đề nghị các cấp bộ Đoàn, cán bộ đoàn, đoàn viên, thạnh niên cả nước bám sát Kế hoạch tổ chức Tháng Thanh niên để triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần "5 rõ" của Thủ tướng Chính phủ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả. Các nội dung, hoạt động trong Tháng Thanh niên phải thiết thực, hiệu quả, chú trọng chất lượng, có sản phẩm cụ thể, không chạy theo hình thức, tránh lãng phí. Và để làm được điều đó, một yêu cầu quan trọng là phải đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn, tận dụng những tiện ích của nền tảng số, trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả công tác.Tại Lễ khởi động Tháng Thanh niên, Phó thủ tướng Lê Thành Long cho rằng Tháng Thanh niên được tổ chức ngày càng phong phú, đa dạng, từ các chiến dịch tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường đến các hoạt động khởi nghiệp, chuyển đổi số, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực khắp mọi miền Tổ quốc. Tháng Thanh niên đã thực sự trở thành không gian rộng lớn, trường học thực tiễn phong phú, môi trường xã hội lành mạnh để các bạn trẻ thổi bùng ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, tinh thần dấn thân, không ngại gian khó, xung kích, đúng với tinh thần tinh thần: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Phó thủ tướng cũng đề nghị đội ngũ thanh niên, với nòng cốt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, trong đó lưu ý quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Thanh niên cần tỏ rõ vai trò của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, cần ý thức rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, phải là lực lượng đi đầu trong học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ, bền lòng, quyết tâm, đồng tâm, việc đáng làm phải quyết làm bằng được, ưu tiên hành động, nói ít làm nhiều, năng động, quyết đoán, nắm bắt và tranh thủ thời cơ, tuyệt đối không kiêu ngạo, tự mãn"; giữ vững tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"; hành động thiết thực: sáng tạo trong lao động, học tập, nghiên cứu khoa học; xung kích trong các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn cần phát động và triển khai các hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của thanh niên, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, xung kích của thanh niên trong thực hiện các vấn đề quan trọng của đất nước như tinh gọn bộ máy, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, phòng, chống lãng phí... Cho đến nay, các cấp bộ Đoàn, Hội trong cả nước đã đăng ký triển khai 7.809 đội hình thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số"; tổ chức 8.704 hoạt động tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho người dân cho hơn 1.444.212 người dân. Hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", cho đến nay, các cấp bộ Đoàn đã đăng ký tham gia xóa 1.818 căn nhà tạm, nhà dột với tổng giá trị hỗ trợ là trên 42,6 tỉ đồng. Đồng thời triển khai các hoạt động tình nguyện hỗ trợ hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại 23 địa phương có các dự án đường bộ cao tốc đi qua; triển khai các công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; các hoạt động tình nguyện tham gia đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đăng ký, đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
Hà Nội 'khát' bãi đỗ ô tô: 'Xẻ thịt' lòng đường để trục lợi
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.